Hoằng Pháp Online

ĐĐ. Thích Chánh Thuần thuyết giảng: “Kỹ thuật đọc, nói biểu cảm” tại khoá Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0

PSO - Chiều ngày 23/7/2021 (nhằm ngày 14/6 năm Tân Sửu), ngày học thứ 10, các học viên khoá Tập huấn nghiệp vụ Hoằng pháp thời đại 4.0 do Ban Hoằng pháp Trung ương tổ chức trên địa chỉ học trực tuyến trungtam.hoangphaponline.com đã được nghe ĐĐ. Thích Chánh Thuần – Giáo thọ sư Khoá đào tạo Cao cấp giảng sư thuyết giảng đề tài: “Kỹ thuật đọc, nói biểu cảm.

Nói và đọc là phương tiện giao tiếp được xử dụng hàng ngày. Trong cuộc sống, chúng ta nói theo bản năng, còn khi xử dụng giọng nói, giọng đọc đó là kỹ năng. Mỗi người sở hữu chất giọng giọng cao (thanh, nhẹ, phù hợp với hát); giọng trung (ấm áp, nói kỹ thuật, đọc tin) trầm (thấp, dày, ồm, đọc nghệ thuật, nói biểu cảm, MC) khác nhau. Người có giọng nói, giọng đọc hay sẽ tự tạo hấp dẫn cho bản thân mình, khiến cho người nghe chú ý, yêu mến. Trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong công việc, giọng nói hay sẽ mang lại nhiều cơ hội và thành công cho người sở hữu nó. Muốn đạt được điều đó thì chúng ta phải nắm được 6 nội dung cơ bản sau:

Phân loại giọng: Có 3 loại giọng cơ bản: giọng cao (thanh, nhẹ, phù hợp với hát); giọng trung (ấm áp, nói kỹ thuật, đọc tin) trầm (thấp, dày, ồm, đọc nghệ thuật, nói biểu cảm, MC). Mỗi người đều có khả năng điều chỉnh để xử dụng 3 giọng tuy nhiên khi giảng pháp chúng ta có thể xử dụng giọng trung. Người nói nên tránh tiết tấu đều đều suốt từ đầu đến cuối. Phải có lúc nhanh hơn một chút, phải có lúc chậm hơn một chút, thậm chí có lúc ngưng hẳn để mọi người suy nghĩ. Tránh nói quá nhanh hoặc quá chậm. Chúng ta phải điều chỉnh tốc độ sao cho vừa phải, đừng nhanh, nhưng cũng đừng chậm quá.

Phân loại Âm vực, âm sắc, âm lượng: Âm vực cũng có Cao, trung, trầm, phân biệt phát âm của người với người và âm tiết. Âm sắc (màu sắc của âm thanh), nhờ âm sắc nên phân biệt được giọng nói của mỗi người khác nhau. Âm lượng khi nói đảm bảo nhả chữ tròn vành, rõ chữ, rành rọt khúc chiết trong sáng.

Kỹ thuật luyện hơi: Muốn có giọng nói tốt, trước tiên cần phải có một làn hơi dài và cột hơi ổn định. Tuy nhiên, để có một làn hơi dài và ổn định thì kỹ thuật lấy hơi ở bụng là mang lại hiệu quả cao nhất, hỗ trợ cho việc tập luyện. Có 3 cách lấy hơi: lấy hơi bằng ngực; lấy hơi bằng phần giữa ngực và bụng; Lấy hơi bằng phần bụng. Muốn có một giọng nói tốt, trước tiên cần phải có một cột hơi tốt.

Các kỹ thuật luyện hơi: Thông thường, trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta lấy hơi sẽ căng lồng ngực và hóp bụng vào một cách vô thức và bản năng nhất. Bản chất của kỹ thuật luyện hơi là đưa hơi ra vào phổi làm cho phỏi rộng ra cả chiều ngang và chiều dọc làm cho phổi có thể chứa lượng hơi nhiều hơn. Có 6 phương pháp luyện hơi: Luyện hơi theo phương pháp ngồi thiền; Luyện hơi theo phương pháp tụng kinh; Luyện hơi theo phương pháp thanh nhạc; Luyện hơi theo phương pháp liên xô cũ; Luyện hơi thep phương pháp thổi nến; Luyện hơi theo phương pháp đọc. Kỹ thuật đọc biểu cảm: Là cách đọc đảm bảo các nguyên tắc về ngữ pháp, từ vựng, phát âm, xử dụng các kỹ thuật tổng hợp về âm vực, cao độ, trường độ, âm tiết, tốc độ, nhịp điệu, lấn lướt, nhả chữ... cộng hưởng với sự cảm thụ văn học tạo ra các sắc thái biểu cảm, lột tả nội dung một cách tốt nhất đến người nghe. Bất kỳ thể loại nào cũng có thể đọc biểu cảm được như diễn văn, báo cáo, MC. Kỹ thuật đọc biểu cảm có 11 biểu hiện và nhận diện: Cột hơi phải dài giúp giọng đọc khoẻ, sáng, sang, làm chủ giọng đọc, thực hiện các kỹ thuật đọc tốt hơn; Phát âm tiếng việt chuẩn tròn vành, rõ chữ đúng tiếng phổ thông, đúng thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, không phát âm tiếng địa phương; Thể hiện chính xác dấu câu, chính tả, ngữ pháp biểu đạt thể hiện được các dấu câu khi đọc; Làm chủ thể hiện biến ảo, sáng tạo trường độ, cao độ âm tiết kết nối âm tiết phù hợp với nội dung, bối cảnh; Nhịp điệu tiết tấu phù hợp nội dung chia câu thành các nhịp để đọc đúng cấu trúc ngữ pháp; Nhã chữ chuẩn phù hợp nội dung nhịp điệu; Nhấn, lướt phải phù hợp việc truyền tải nội dung; Không kịch hóa nội dung đọc; Hiểu nội dung, nhập tâm nội dung bài đọc; Đọc mạch lạc, xuôi bài, không vấp váp; Chất giọng (âm sắc) khoẻ, vang, sáng. Đọc biểu cảm với đọc nghệ thuật biểu cảm khác nhau, đòi hỏi phải có thời gian dài luyện tập thì mới có thể diễn đạt được. Nói biểu cảm: Gồm có nói bản năng: Là cách nói tự nhiên của mỗi người, không chịu tác động bất cứ kỹ thuật nói nào và nói biểu cảm: là cách nói đảm bảo các nguyên tắc ngữ pháp, từ vựng phát âm tiếng việt, đồng thời sử dụng các kỹ thuật nói về âm vực, cao độ, trường độ, âm tiết, tốc độ….cộng với sự cảm thụ văn học khiến cho giọng nói có sắc thái biểu cảm.Nói biểu cảm giúp cho việc truyền đạt thông tin một cách hiệu quả lời nói được tốt hơn ở những hoàn cảnh nội dung nhất định. Nói biểu cảm là kết quả sau quá trình kinh nghiệm đọc biểu cảm. Đọc biểu cảm kết hợp với nói biểu cảm sẽ tạo ra chất liệu nghệ thuật mới. Trong đánh giá đối với 1 vị tốt nghiệp giảng sư của GHPGVN gồm có 4 tiêu chí: “Giọng nói, văn chương, điệu bộ, giáo lý”. Như vậy, giọng nói là một trong 4 tiêu chí để dánh giá 1 vị giảng sư có hoàn thiện trong vấn đề thuyết pháp trước thính chúng hay không. Bởi một giảng sư có giọng nói hay sẽ đem giáo pháp vào lòng người một cách có hiệu quả. Vì vậy, đòi hỏi người giảng sư buộc phải học kỹ năng và thường xuyên luyện tập và ghi âm lại để điều chỉnh cho phù hợp để có được giọng nói truyền cảm một cách tự nhiên sẽ khiến cho người nghe chú ý, yêu mến và thành công trong thuyết giảng và dẫn chương trình các sự kiện Phật giáo.

PSO

Download iOS Download Android